- ‘Đại ca giang hồ’ máu mặt ở thung lũng Silicon: 1 thay đổi chính sách thổi bay 16 tỷ USD của Facebook, Twitter, YouTube và Snap, không ai có thể phản kháng
- iPhone rẻ chưa từng thấy, Z Flip3 còn dưới 20 triệu và nhiều deal “ngon” khác
- Mã ICCID chết khiến iPhone Lock tại Việt Nam “đắp chiếu”
- Huawei ra mắt máy tính bảng giá rẻ, chỉ từ 5.2 triệu đồng
- Sếp Apple chia sẻ về hành trình chia tay Intel để chuyển đổi sang Apple Silicon trong giai đoạn Covid-19
Nhìn vào những gian hàng bày bán trái cây và rau củ, bạn sẽ không thể nhận ra rằng hàm lượng dinh dưỡng bên trong chúng đã giảm dần trong suốt 7 thập kỷ qua. Bữa ăn ngày nay ít dinh dưỡng hơn so với những gì mà ông bà, cha mẹ chúng ta ngày xưa vẫn hấp thụ.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc kém dinh dưỡng hơn so với nhiều năm trước, khi lượng protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C,… giảm đi rõ rệt. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi số lượng người ăn chay ngày một tăng lên.
Bạn Đang Xem: Do sức ép từ sản lượng, hàm lượng dinh dưỡng trong rau, củ, quả ngày nay đã ít hơn trước đây

Rau quả ngày nay có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn trước.
Các nhà khoa học cho rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở phương thức canh tác hiện đại, giúp tăng sản lượng nhưng làm hỏng chất lượng đất. Tưới tiêu, bón phân và các kỹ thuật canh tác khác phá vỡ sự tương tác giữa thực vật và nấm trong đất, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất của thực vật.
Trong điều kiện khí hậu biến đổi khắc nghiệt và lượng khí cacbonic trong khí quyển ngày càng tăng, hàm lượng dinh dưỡng ngày một giảm đi.
Các chuyên gia khẳng định rằng chúng ta không nên vì tình trạng này mà cắt giảm các loại rau và ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm thiết yếu vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ muốn cộng đồng quan tâm hơn đến các phương thức canh tác.
Một trong những báo cáo nổi tiếng nhất về thực tế đáng buồn này đã được công bố từ tháng 12 năm 2004. Sử dụng dữ liệu dinh dưỡng trong hai năm 1950 và 1999, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những thay đổi trong 13 chất dinh dưỡng có trong 43 loại thực vật vẫn được sử dụng làm thực phẩm.

Họ phát hiện ra sự sụt giảm mức độ protein, canxi và phốt pho, những chất quan trọng trong việc hình thành và duy trì xương chắc khỏe, bên cạnh khả năng duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, mức độ sắt – một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, và mức độ riboflavin – một yếu tố cần thiết trong quá trình tiêu hóa chất béo và thuốc, cũng giảm rõ rệt. Lượng vitamin C trong rau cũng chịu chung số phận.
Xem Thêm : Chẳng cần động tay làm việc nhà với 5 sản phẩm công nghệ giúp bạn “cân” đẹp từ vệ sinh đến nấu nướng
Nhiều nghiên cứu tiếp theo tiếp tục củng cố tình trạng dinh dưỡng của trái cây và rau quả. Được công bố trên tạp chí nghiên cứu Foods vào tháng 1 năm 2022, báo cáo khoa học về lượng sắt trong các loại cây trồng ở Úc cho thấy mức độ dinh dưỡng đã giảm xuống. Tuy nhiên, một số thực phẩm khác như bơ và nấm lại làm tăng hàm lượng sắt.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2020 cho thấy protein trong lúa mì, được trồng từ năm 1955 đến năm 2016, giảm 23%. Ngoài ra, lượng mangan, sắt, kẽm và magiê cũng giảm.
Những con số đáng lo ngại hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi, vì gia súc và gia cầm cũng đang hấp thụ một mức độ thấp hơn các chất dinh dưỡng so với trước đây. Dần dần, hàm lượng dinh dưỡng trong thịt cũng sẽ giảm đi.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan được tạo nên bởi nhiều lý do. Thứ nhất, các phương pháp canh tác hiện đại, được thiết kế để tăng sản lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng trong thực phẩm.

“Bởi vì dinh dưỡng tập trung vào việc tăng kích thước và tăng trưởng, cây trồng không thể theo kịp tốc độ hấp thụ dinh dưỡng hoặc tổng hợp các chất dinh dưỡng.“, nhà nghiên cứu Donald R. Davis, người dẫn đầu nghiên cứu đột phá năm 2004 cho biết. Sản lượng lớn có nghĩa là chất dinh dưỡng trong đất được phân phối cho một số lượng lớn cây trồng hơn, dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong thành phẩm thấp hơn.
Cây trồng cho năng suất cao, hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất nên ít nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ của cây và nấm trong đất. Qua đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây bị ảnh hưởng.
Xem Thêm : Smartphone gaming còn phải “chạy dài” mới xịn xò được bằng chiếc máy chơi game chạy Android này
Ngoài ra, hàm lượng khí cacbonic trong không khí ngày càng cao khiến hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm ngày càng giảm. Cây sẽ tổng hợp nhiều cacbohydrat hơn, hút ít nước từ đất hơn, khiến lượng dinh dưỡng hấp thụ từ đất tiếp tục giảm.
Cần phải khẳng định lại rằng: rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vẫn là những thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu. Tuy nhiên, lượng chất dinh dưỡng chúng ta nhận được từ chúng ít hơn lượng mà tổ tiên chúng ta hấp thụ. Nếu xu hướng này tiếp tục, nhân loại có thể đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, khả năng chống lại bệnh tật sẽ thấp hơn.
Để tăng chất dinh dưỡng cho cây, chúng ta cần cải tạo đất
Đáng buồn thay, xu hướng giảm hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ tiếp tục. Mô hình dự đoán dựa trên mật độ carbon dioxide cho thấy vào năm 2050, hàm lượng protein trong khoai tây, gạo và lúa mì sẽ giảm 6-14%.
Có một chiến lược được đề xuất, đó là một phương pháp canh tác cải tạo đất. Điều đầu tiên cần làm là để đất lành lại càng lâu càng tốt, và trồng các thảm thực vật thấp, giúp chống xói mòn và ngăn cỏ dại phát triển, có thể tiếp tục giúp đất phục hồi.

Về phía người tiêu dùng, chúng ta có thể đa dạng hóa lượng thực vật trong bữa ăn. “Chúng tôi không thấy chất dinh dưỡng giảm 50%, vì vậy nếu bạn ăn nhiều trái cây và rau quả với nhiều màu sắc khác nhau, bạn sẽ vẫn duy trì được lượng chất dinh dưỡng cần thiết.Kristi Crowe-White, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Alabama, cho biết.
“Nói chung, chúng ta nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để tối ưu hóa tác dụng của thức ăn đối với cơ thể. giáo sư địa mạo, đồng tác giả cuốn sách “Thức ăn của bạn ăn gì?Ông David R. Montgomery cho biết: Việc đa dạng bữa ăn sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn.
Tham khảo NatGeo
Nguồn: https://360trick.com
Danh mục: Công nghệ